Bệnh khó đông máu ở người rất hiếm gặp, tuy nhiên bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Xét nghiệm APTT là xét nghiệm phát hiện đông máu nội sinh, giúp phát hiện bệnh máu khó đông, thường được chỉ định xét nghiệm trước phẫu thuật, các bệnh lý khó đông máu,...
1. Bệnh máu khó đông là gì?
Khó đông máu là rối loạn vật lý của máu do thiếu hụt hoặc giảm các protein đông máu, các protein này được gọi là các yếu tố đông máu, có 13 loại protein đông máu tương ứng với 13 yếu tố đông máu là: I, II, II, III, IV, V, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII và yếu tố tiểu cầu.
Bệnh nhân mắc bệnh khó đông máu có tốc độ đông máu chậm hơn người bình thường, máu chảy liên tục, không cầm máu được khi có vết thương, gây nguy hiểm đến tính mạng. Tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 1/15000 người.
Máu khó đông, bệnh lý nguy hiểm
Bệnh khó đông máu được chia thành 2 loại sau:
1.1. Do thiếu hụt yếu tố đông máu
-
Dạng A (Hemophilia A): thiếu yếu tố VIII, chiếm hơn 80% các trường hợp bệnh đông máu.
-
Dạng B (Hemophilia B): thiếu yếu tố IX, chiếm 15% các trường hợp bệnh đông máu.
-
Dạng C (Hemophilia C): thiếu yếu tố XI, chiếm 5% các trường hợp đông máu. Chỉ xuất huyết khi gặp chấn thương, xây xát, phẫu thuật.
1.2. Do sụt giảm yếu tố đông máu thứ VIII dưới 30%
-
Chỉ số thiếu yếu tố đông máu: VIII < 1%, mức độ nặng.
-
Chỉ số thiếu yếu tố đông máu: VIII từ 1 - 5% mức độ trung bình.
-
Chỉ số thiếu yếu tố đông máu: VIII trên 5% và dưới 30% mức độ nhẹ.
Nguyên nhân của bệnh máu khó đông do: di truyền, đột biến gen,...
Biểu hiện của bệnh:
-
Khó cầm máu ở vết thương khi bị trầy xước, chấn thương, va chạm.
-
Thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím khi bị va đập.
-
Chảy máu cam, máu chân răng, chảy máu trong phân và nước tiểu.
-
Chảy máu trong khớp gối, khuỷu tay, cổ tay, trong não,...
2.1. Xét nghiệm APTT là gì?
Xét nghiệm APTT là xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hoá, biểu hiện hoạt tính đông máu của các yếu tố (VIII, IX, XI, XII, II, X,...) tham gia đông máu nội sinh.
APTT có giá trị bình thường khi thời gian đông máu dao động từ 25 - 35s và tỉ số. APTT của bệnh nhân so với chỉ số APTT bình thường có giá trị từ 0,85 - 1,25.
Xét nghiệm này được sử dụng trước khi bệnh nhân tiến hành các cuộc phẫu thuật tim mạch, gan thận,... để chuẩn bị thuốc cần thiết.
Xét nghiệm APTT giúp phát hiện bệnh máu khó đông
Xét nghiệm APTT được chỉ định khi:
-
Thăm dò bệnh gây máu khó đông.
-
Phát hiện thiếu hụt hoặc giảm sút các yếu tố đông máu.
-
Kiểm tra đông máu trước khi phẫu thuật.
-
Theo dõi tình trạng bệnh nhân điều trị thuốc có chứa heparin.
-
Đánh giá mức độ bệnh của bệnh nhân có hội chứng khó đông máu, bệnh xơ gan.
2.2. Ý nghĩa của giá trị APTT
Thời gian APTT của huyết tương bình thường dao động từ 25 - 35s, nếu thời gian APTT lớn hơn giá trị bình thường 8s gọi là APTT kéo dài, nếu thời gian APTT quá nhỏ được gọi là APTT rút ngắn.
APTT kéo dài do:
-
Thiếu hụt các yếu tố đông máu: VIII, IX, XI, XII, II, V, X,...
-
Thiếu hụt giảm sút hoặc không có fibrinogen.
-
Tồn tại kháng đông đường nội sinh.
-
Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch, các bệnh lý xơ gan,...
-
Bệnh nhân đang điều trị chống đông ( heparin, kháng vitamin K,...)
APTT rút ngắn có thể do xuất hiện các bệnh lý như:
Ung thư ở giai đoạn nặng, tiến triển, tăng đông máu, dấu hiệu sớm của hội chứng tăng đông rải rác trong lòng mạch,...
3. Quy trình xét nghiệm APTT như thế nào?
3.1. Chuẩn bị làm xét nghiệm APTT
Khi được chỉ định tiến hành xét nghiệm thời gian hoạt hóa từng phần, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
-
Tuân thủ những yêu cầu của bác sĩ.
-
Ăn, uống, nghỉ ngơi điều độ.
-
Có thể ngưng 1 số loại thuốc đang sử dụng.
3.2. Xét nghiệm APTT
XN được thực hiện trên huyết tương, ống chứa chất chống đông citrat 3,8% (1 thể tích citrat cho 9 thể tích máu), không làm vỡ tiểu cầu.
Kiểm tra kết quả xét nghiệm đưa ra kết luận về tình trạng bệnh và cách điều trị thích hợp với bệnh nhân. Để xét nghiệm APTT có kết quả chính xác thì rất cần thực hiện ở cơ sở có điều kiện máy móc hiện đại, tiên tiến cùng nhân viên kỹ thuật trình độ cao, giám sát tiêu chuẩn.
Ống máu xét nghiệm APTT
3.3. Điều trị bệnh khó đông máu
Bệnh máu khó đông không thể chữa trị triệt để nhưng tiến hành đưa ra các biện pháp điều trị cho bệnh nhân làm giảm thiểu các triệu chứng đối với bệnh khó đông máu:
-
Dạng A (Hemophilia A): tiêm hormone desmopressin vào máu, kích thích các yếu tố đông máu hoạt động.
-
Dạng B (Hemophilia B): truyền bổ sung các yếu tố đông máu vào máu người bệnh.
-
Dạng C (Hemophilia C): truyền huyết tương cho người bệnh.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh máu khó đông có thể để lại các biến chứng sau: tổn thương não, gây tổn thương và phá hủy các khớp do chảy máu trong, nhiễm trùng các cơ quan nội tạng,...
Biến chứng của bệnh khó đông máu rất nguy hiểm
3.4. Những yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Trong quá trình xét nghiệm, có thể kết quả bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:
-
Mẫu máu không được bảo quản đúng cách, làm vỡ hồng cầu.
-
Trong ống nghiệm chống đông máu có chứa chất chống đông.
-
Mẫu máu không được tiến hành làm xét nghiệm, để quá lâu ở ngoài.
4. Lưu ý khi mắc bệnh máu khó đông
Khi mắc bệnh máu khó đông, bạn nên tham khảo những điều sau:
-
Chăm chỉ tập thể dục, rèn luyện thân thể, tăng cường vận động,...
-
Tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau vì có các thành phần làm máu khó đông.
-
Tăng cường ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, giữ cho tinh thần và cơ thể thoải mái nhất.
Đến cơ sở y tế gần nhất ngay nếu:
-
Đau đầu liên tục, kéo dài, xuất hiện co giật toàn dấu hiệu thân nghi ngờ chảy máu não, rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
-
Xây xát, trầy xước, vết thương hở, máu chảy không ngừng
-
Các khớp đau, sưng, nóng dấu hiệu chảy máu trong khớp.
Xét nghiệm APTT cũng là một trong những dịch vụ được Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp với công nghệ đi đầu cả nước. Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012, đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm chính xác và tin cậy.
Liên hệ tổng đài 1900 565656 để được tư vấn miễn phí.